Thứ năm, 14/11/2024

Nghi lễ đám hỏi ở miền Nam được diễn ra như thế nào?

01/09/2020
3,339 Lượt xem
Phong tục tập quán của mỗi dân tộc Việt Nam nói chung và từng vùng miền nói riêng đều có sự khác biệt. Riêng đối với nghi lễ đám hỏi miền Nam thì thường không quá cầu kỳ nhưng không phải vì thế mà mất những quy chuẩn riêng vốn có của ông cha ta.
Nghi lễ đám hỏi ở miền Nam được diễn ra như thế nào?

Vậy nghi nghi thức đám hỏi miền Nam được diễn ra như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là trong mùa cưới diễn ra. Chính vì thế mà hôm nay, blogcuoi.vn xin chia sẻ một số thủ tục ăn hỏi của người miền Nam nhằm giúp cho các cặp đôi cũng như gia đình hai bên có sự chuẩn bị tốt và có ngày lễ ý nghĩa nhất.

Nghi lễ ăn hỏi miền nam

1. Nghi lễ ăn hỏi là gì?

Nghi lễ ăn hỏi chính là một phong tục cổ truyền của ông cha ta từ thời xưa, và đối với một cuộc hôn nhân nào cũng không thể thiếu nghi thưc này được.

Nghi lễ ăn hỏi được diễn ra khi gia đình bên nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để xin cho đôi uyên ương được đính hôn với nhau. Nghi thức này rất long trọng vì nó mang đến sự chúc phúc cho các cặp vợ chồng trẻ.

2. Trình tự lễ đám hỏi miền Nam 

Trình tự nghi lễ ăn hỏi của người miền Nam bao gồm các bước giống như một nghi lễ ăn hỏi cổ truyền của dân tộc ta. Và nghi lễ đó được diễn ra như sau:

2.1. Nghi lễ dẫn lễ vật

Lựa chọn vào ngày đẹp và giờ đẹp mà hai bên gia đình đã thống nhất với nhau, sau đó nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái để làm thủ tục ăn hỏi.

Lễ vật đám hỏi miền Nam bao gồm: Trầu cau, bánh phu thê (bánh su sê, bánh xu xê…), rượu, chè, thuốc, cặp nến tơ hồng và các lễ vật khác.

2.2. Nghi lễ chào hỏi và đón lễ ăn hỏi

Nghi lễ chào hỏi đón lễ ăn hỏi

Sau khi nhà trai đã rước đồ lễ đến nhà gái hai bên gia đình sẽ chào hỏi nhau và đội bê tráp nam sẽ tiến hành trao lễ cho đội bê tráp nữ để cùng nhau đặt vào khu vực gia tiên nhà gái.

2.3. Nghi thức mời nước và trò chuyện trong lễ ăn hỏi ở miền Nam

Nghi thức mời nước và trò chuyện

Trong nghi thức này hai bên sẽ giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó người được gọi là trưởng đoàn hay là đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên tuyên bố lý do tại sao hôm này mang đồ lễ đến. Tiếp đến sẽ là mẹ của chú rể sẽ cùng với mẹ của cô dâu mở từng tráp lễ, và đại diện nhà gái phát biểu chấp thuận cho lý do nhà trai đến.

Trong nghi lễ ăn hỏi ngày hôm đó thì mẹ chú rể sẽ trao luôn tiền dẫn cưới cho họ nhà gái với ý nghĩa chia sẻ một phần nho nhỏ cho lễ cưới của hai con sắp tới. Ngoài ra, ở một số gia đình của miền Nam mẹ chú rể còn chuẩn bị những bộ áo dài và nữ trang để tăng cho cô dâu vào ngày ăn hỏi đó.

2.4. Nghi thức đón dâu ra mắt hai bên gia đình

Nghi thức đón dâu ra mắt

Sau màn trò chuyện của hai bên gia đình, thì mẹ cô dâu và chú rể sẽ đón cô dâu để ra mắt hai bên gia đình. Nếu như bên nhà trai chuẩn bị áo dài và nữ trang cho cô dâu thì chú rể sẽ mang lên nhà cho cô dâu thay.

2.5. Nghi thức thắp hương ở bàn thờ tổ tiên

Nghi thức thắp hương bàn thờ tổ tiên

Sau khi cuộc trò chuyện và cô dâu  đã ra mắt cả hai bên gia đình thì lúc đó cô dâu và chú rể sẽ vào thắp hương cho ông bà tổ tiên dưới sự chứng kiến của gia đình hai bên để thể hiện sự thành kính và mong gia tiên phù hợp cho cuộc sống hôn nhân mãi hạnh phúc.

2.6. Nghi lễ bàn về đám cưới

nghi lễ bàn về đám cưới

Sau khi đã hoàn thiện các thủ tục trên thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau thảo luận về ngày cưới thời gian, ngày giờ và bao gồm cả lễ vật.

2.7. Nghi thức lại quả

Sau khi đã thảo luận xong và có sự thống nhất, nhà gái sẽ lấy một phần của lễ vật mà nhà trai mới mang tới để làm nghi thức lại quả. Với nghi thức này bạn cần lưu ý là tất cả tráp đều phải được mở và lễ vật trả lại phải là số chẵn.

2.8. Nghi lễ mời tiệc họ nhà trai

Kết thúc các thủ tục nghi lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời cơm nhà trai để thể hiện sự cảm ơn, sự quan tâm chu đáo mà gia đình trai dành cho cô dâu.

Theo người miền Nam thì nghi lễ ăn hỏi va tiệc ăn hỏi cũng giống như tiệc cưới của gia đình nhà gái nên thường mâm cỗ được tổ chức rất long trọng nhằm thế hiện sự ấm no, sung túc của nhà gái cũng như lời cảm ơn chân thành đến nhà trai.

Ngày nay với sự phát triển của xã hồi thì tiệc mời cỗ bên gia đình nhà trai đều được thiết đãi tại nhà hàng, khách sạn lớn, sang trọng.

Trên đây là thủ tục nghi lễ đám hỏi miền Nam mà Blog Cưới tổng hợp lại để giúp những ai chưa hiểu về các nghi thức có thể tham khảo và nắm rõ hơn. Với những nghi thức ăn hỏi ngày nay cũng không khác gì với lễ ăn hỏi ngày xưa, chỉ khác là những lễ vật sẽ phong phú hơn ngày xưa.

--------------------------------------------

SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc

Thông tin liên hệ:


Danh muc: Đám hỏi
0 Bình luận

Bài viết cùng chủ đề

To top

Trả lời