Thứ sáu, 12/04/2024

Đám hỏi miền bắc đầy đủ gồm những gì?

23/09/2020
1,118 Lượt xem
Bạn có biết đám hỏi ở miền bắc gồm những lễ gì không? Những lễ vật cần chuẩn bị trong đám hỏi ở miền Bắc như thế nào? Đọc ngay bài viết này từ Blog Cưới sẽ rõ bạn nhé.
Đám hỏi miền bắc đầy đủ gồm những gì?

Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức cũng không kém phần quan trọng so với lễ cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi dân tộc, mỗi một vùng miền đều có những nghi thức ăn hỏi riêng nên bạn cần phải nắm rõ những thủ tục để tránh gặp các tình huống rối ren trong buổi lễ. Trong bài viết ngày hôm này chúng tôi xin giới thiệu tới phong tục đám hỏi miền Bắc để bạn nắm rõ hơn.

Đám hỏi miền bắc

Trong lễ ăn hỏi của người miền Bắc thì bắt buộc phải có những nghi thức lễ sau: dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Vì là một nghi thức quan trọng của mỗi cuộc hôn nhân mỗi người nên những yếu tố như thời gian, nghi lễ và những những mâm lễ vật cần phải được chuẩn bị chu đáo.

Lễ ăn hỏi cũng có nghĩa là lời thông báo chính thức của hai bên gia đình về việc hứa gả con cái. Và sau buổi lễ long trọng này thì cặp đôi sẽ trở thành một cặp vợ chồng và sẽ được hai bên gia đình coi như con cái trong nhà.

1. Lễ dạm ngõ (lễ xem mặt)

Lễ dạm ngõ miền bắc

Đây là một phong tục của người miền Bắc, nó mang ý nghĩa đó chính là nghi thức hóa quan hệ hôn nhân giữa hai bên gia đình.

Lễ này sẽ diễn ra khi nhà trai đến nhà gái xin đặt vấn đề chính thức cho cặp đôi đươc tìm hiểu nhau hơn trước khi tiến tới hôn nhân.

Buổi lễ này không cần phải có lễ vật rườm rà, mà bản chất của buổi lễ này chỉ là một cách ứng xử văn hóa để hai gia đình được hiểu về nhau. Và lễ vật trong buổi lễ dạm ngõ chỉ cần có trầu cau, chè, thuốc lá và bánh keo, số lượng phải số chẵn để dâng lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.

2. Mâm lễ vật trong lễ ăn hỏi miền Bắc

Mâm lễ vật trong lễ ăn hỏi miền bắc

Trong mâm quả đám hỏi miền Bắc (tráp ăn hỏi) sẽ đựng một số món vật khác nhau. Nhưng trong đó sẽ có những tráp sau: trầu cau, chè, mứt hạt sen, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà sẽ có số lượng tráp ăn hỏi và lễ vật khác nhau.

Một số tráp ăn hỏi phổ biến ở miền Bắc:

  • Lễ ăn hỏi với 3 tráp trong đó sẽ có các lễ vật: trầu cau, chè, mứt hạt sen hoặc bánh phu thê.
  • Lễ ăn hỏi với 5 tráp thì sẽ có trầu cau, chè, bánh cốm, bánh phu thê, rượu và thuốc lá, mứt hạt sen.
  • Lễ ăn hỏi với 7 tráp thì sẽ có trầu cau, chè, bánh cốm, bánh phu thê, rượu và thuốc lá, mứt hạt sen, bánh đậu hoặc tráp nước ngọt, lon bia
  • Lễ ăn hỏi 9 tráp sẽ có trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, hạt sen, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, lợn sữa quay.ư
  • Lễ ăn hỏi 11 tráp sẽ có chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, hạt sen, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, lợn sữa quay, tráp lon bia, tráp bánh nướng, tráp xôi gấc với gà,...

Tráp ăn hỏi của người miền Bắc sẽ được sắp xếp theo hình tháp, và được bày trong mâm được sơn son màu đỏ thếp vàng, rồi sau đó sẽ phủ thêm khăn rồng phượng màu đỏ lên. Với những gia đình nhà nào khá giả có thể chọn những tráo rồng phượng được làm từ trái cây và tráp lợn sữa quay,…

Ngoài ra, cách sắp xếp tráp của miền Bắc sẽ là ngoài lẻ trong chẵn có nghĩa là số lượng tráp bên ngoài sẽ là số lẻ, với nghĩa tượng trưng cho dương còn số lượng của bên trong tráp sẽ là số chẵn tương trưng cho sự có đôi có cặp.

3. Về phần lễ dẫn cưới

Lễ dẫn cưới đám hỏi miền bắc

Lễ dẫn cưới được hiểu là lễ tiền mặt, đây sẽ là lễ vật được để riêng vào một khay và được mẹ chú rể cầm, rồi trao cho mẹ cô dâu trước khi mở tất cả cả tráp cưới trao cho nhà gái.

Ở miền Bắc thì nghi lễ này sẽ thể hiện được lòng kính trọng của bên nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục cua bố mẹ cô dau vì theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa thì nhà trai sau khi cưới sẽ thêm người, còn nhà gái sẽ ngược lại.

Ngoài ra, lễ vật cũng chính là sự thể hiện được lòng quý mến và sự yêu thương của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai.

4. Nghi thức trong lễ ăn hỏi miền Bắc

Bê tráp ăn hỏi

Ca hai bên gia đình sẽ lựa chọn ra một đội bê tráp, sau khi nhà trai mang lễ vật đến nhà gái thì đội bê tráp nhà gái sẽ cùng đội bê tráp nhà trai bê lễ vào trong nhà.

Sau đó đại diện của mỗi bên gia đình sẽ có đôi lời phát biểu với toàn thể mọi người trong gia đình và những người đến dự lễ.

Cũng giống như những vùng miền khác thì lễ ăn hỏi ở miền Bắc cũng sẽ có sự hiện diện của những người lớn tuổi, sau đó mọi người sẽ cùng trò chuyện để tạo ra sự gắn kết thân mật giữa hai bên gia đình với nhau. Sau phần phát biểu của hai bên gia đình thì nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ gia tiên.

Sau khi hai bên gia đình đã phát biểu thì mẹ cô dâu hoặc chú rể vào đón để cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên. Sau khi đã hoàn thành các nghi thức thì cô dâu sẽ cùng chú rể cầm ấm trà rót nước mời khách. 

Cô dâu chú rể rót nước mời khách

Sau khi lễ ăn hỏi kết thúc thì nhà gái sẽ chia một phần cho nhà trai, đây được gọi là lễ lại quả cho nhà trai. Có một điều bạn cần lưu ý là không được dùng dao tách lễ vật mà chỉ được dùng tay.

Theo như truyền thống ngày xưa thì gia đình cô dâu chỉ đãi trà và một ít bánh ngọt, nhưng với cuộc sống hiện đại ngày nay sau khi lễ ăn hỏi kết thúc thì nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa ăn mặn tại gia hoặc đặc tiệc tại nhà hàng để tiếp đãi bên họ nhà trai để tạo thêm sự thân mật và gắn kết giữa hai bên gia đình với nhau.

Trên đây là một số thông tin về thủ tục đám hỏi miền Bắc, Blog Cưới hy vọng với kinh nghiệm đám hỏi trong bài viết này sẽ giúp cho các cặp đôi có sự hiểu biết và sự chuẩn bị sẵn cho lễ ăn hỏi của mình, đặc biệt là gia đình nhà trai. Chúc các bạn các bạn có một ngày lễ thật suôn sẻ và hạnh phúc.

--------------------------------------------

SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc

Thông tin liên hệ:


Danh muc: Đám hỏi
0 Bình luận

Bài viết cùng chủ đề

To top

Trả lời