Thứ năm, 14/11/2024

Cách viết Thiệp cưới công giáo 'ĐÚNG NHẤT'

28/08/2020
15,514 Lượt xem
Bạn là người theo đạo Thiên Chúa và đang băn khoăn không biết cách viết nội dung thiệp cưới công giáo sao cho đúng chuẩn? Mẫu thiệp cưới nào hot nhất 2020?
Cách viết Thiệp cưới công giáo 'ĐÚNG NHẤT'

Bạn là người theo đạo Thiên Chúa và đang băn khoăn không biết cách viết nội dung thiệp cưới công giáo sao cho đúng chuẩn? Mẫu thiệp cưới nào hot nhất 2020?,...Vậy thì hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Thiệp cưới công giáo

1. Đạo công giáo là gì?

Đạo Công giáo là tôn giáo sống và lan truyền Phúc âm của Đức Giêsu Kitô cho mọi người. Biến đổi mọi người sống theo phúc âm.

Tôn thờ thiên chúa 3 ngôi ( ngôi cha sáng sáng tạo, ngôi con cứu chuộc, ngôi 3 thánh thần thánh hóa), đức mẹ maria cùng các thánh. Mà trong đó Đức Giêsu Kitô là trung tâm mà mọi người hướng đến. Khác với đạo do thái chỉ tôn thờ  1 thiên chúa duy nhất và 1 ngôi.

2. Điểm khác biệt lễ cưới công giáo và lễ cưới truyền thống

Nghi thức lễ cưới công giáoNghi thức lễ cưới công giáo. Ảnh internet

Mỗi một tôn giáo đều có sự khác biệt trong nghi lễ cưới xin cũng như thờ cúng và đạo công giáo cũng không là ngoại lệ. Để người dùng dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa lễ cưới công giáo và lễ cưới truyền thống thì hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây.

2.1. Trước khi làm lễ cưới

2.1.1. Lễ cưới công giáo

  • Người theo đạo công giáo trước khi cưới cần phải lãnh ngộ các bí tích, bí tích này thường được học trong thời gian dài từ 6-7 năm.
  • Với những người khác tôn giáo việc lãnh ngộ bí tích mất khá nhiều thời gian.
  • Vậy nên trước khi thực hiện hôn lễ bạn cần phải học và gia nhập Công giáo trong vài tháng. Đây được gọi là giáo lý tân lòng. Ngoài ra, bạn còn phải học thêm giáo lý hôn nhân.

2.1.2. Lễ cưới truyền thống

Khác với lễ cưới công giáo, trước khi đám cưới truyền thống bạn cần phải thực hiện các nghi thức sau:

  • Lễ dạm ngõ: Đây là nghi lễ giúp hợp thức hóa mối quan hệ hôn nhân của cặp đôi và mối quan hệ của hai gia đình.
  • Lễ ăn hỏi: Được coi là nghi thức để thông báo chính thức sự kết giao của hai gia đình. Hiện nay, lễ vật trong lễ ăn hỏi đã được giảm bớt nhưng vẫn phải đầy đủ vật phẩm như trầu cau, chè, rượu,...Số lượng mâm lễ có thể là chẵn, lẻ tùy thuộc vào từng vùng miền.

2.2. Trong đám cưới

2.2.1. Lễ cưới công giáo

Hôn lễ chính thức được cử hành tại thánh đường và có sự tham gia của giáo dân. Có 2 nghi thức chính là nghi thức tuyên tín và nghi thức trao nhẫn.

Bên cạnh đó, người theo công giáo còn có các nghi thức khác tại nhà.

- Tại nhà gái: Nhà trai ngỏ lời và giới thiệu sính lễ với nhà gái. Mẹ chồng tặng trang sức cho cô dâu. Sau đó cô dâu và chú rể đốt nến lên bàn thờ tổ tiên. Tiếp theo đó, thực hiện nghi lễ tạ ơn Chúa. Cuối cùng là bước kính tổ tiên, cảm ơn cha mẹ và xin dâu.

- Tại nhà trai: Thực hiện nghi lễ trình diện Thiên chúa và tổ tiên với sự tham gia của cả Cộng đoàn. Sau đó là công bố lời Chúa trong thư thánh Phaolo Tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-sô. Kết thúc nghi lễ Cộng đoàn sẽ hát bài “Đâu có tình yêu thương hoặc “Hồng ân Thiên chúa bao la”

2.2.2. Lễ cưới truyền thống

Có 3 nghi thức cần phải thực hiện, đó là:

- Lễ xin hôn: Được thực hiện trước giờ đón dâu chính mà 2 bên gia đình đã thống nhất. Gia đình nhà trai sẽ mang cơi trầu, chai rượu sang nhà gái báo trước thời gian đón dâu để nhà gái yên tâm chuẩn bị.

- Lễ vu quy: Nhà trai đến đón dâu tại nhà gái và thực hiện các nghi lễ cần thiết tại nhà gái.

- Lễ thành hôn: Khi cô dâu được đưa về nhà chồng, chú rể và cô dâu cùng thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà trai và các nghi lễ khác.

2.3. Sau lễ cưới

2.3.1. Lễ cưới công giáo

Thông thường, sau khi kết thúc lễ cưới ở thánh đường là kết thúc buổi hôn lễ, sau đó thì tùy vào kế hoạch của 2 bên gia đình mà có những hoạt động khác.

2.3.2. Lễ cưới truyền thống

Sau khi đám cưới kết thúc, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái để làm nghi thức chào hỏi bố mẹ cô dâu. Thời gian thực hiện sau 1-3 ngày sau khi cưới. Đây còn được hiểu là lễ lại mặt, lễ nhị hỷ.

3. Các mẫu thiệp cưới công giáo đẹp

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mẫu thiệp cưới công giáo nhưng có lẽ 3 mẫu thiệp dưới đây sẽ khiến bạn chọn “ngay và luôn” đó là:

3.1. Thiệp cưới công giáo truyền thống

Thiệp cưới công giáo truyền thốngThiệp cưới công giáo truyền thống. Nguồn internet

Với tông màu trắng chủ đạo, bên trong nội dung in đơn giản nhưng vẫn thể hiện được sự thành kính với Chúa và người nhận. Mẫu thiệp này phù hợp với những ai theo hướng cổ điển yêu thích sự đơn giản thì đây là sự lựa chọn tốt nhất.

3.2. Mẫu thiệp cưới công giáo vuông, ánh vàng kim

Đây sẽ là một gợi ý không tồi dành cho những ai yêu thích sự mới mẻ, khác biệt. Mẫu có kích thước 15x15 cm, vuông vắn, độc đáo. Tông màu chủ đạo là ánh kim mang đến cảm giác sang trọng, tinh tế và không kém phần lịch sự.

3.3. Mẫu thiệp in hình cưới của cô dâu chú rể

Thiệp cưới công giáo in hình cô dâu-chú rể đang được nhiều bạn trẻ chọn lựa và trở thành mẫu thiệp “hot” nhất hiện nay. Không chỉ giúp người dùng lưu lại những khoảnh khắc đẹp mà còn để lại được ấn tượng tốt đối với người được mời.

4. Cách ghi nội dung thiệp cưới công giáo đúng chuẩn      

Cách ghi nội dung thiệp cưới công giáo

Cách ghi nội dung thiệp cưới công giáo. Nguồn internet

Sau khi lựa chọn và in xong thiệp cưới thì cách ghi nội dung trên mẫu thiệp đám cưới công giáo cũng cần được thực hiện đúng chuẩn để tránh nhầm lẫn.

Như bạn đã biết, đám cưới công giáo gồm 2 buổi lễ lớn do đó cũng sẽ có 2 thiệp cưới công giáo được gửi đến người tham dự. Nội dung thiệp cưới công giáo trên 2 loại thiệp này có cách ghi khác nhau, cụ thể:

4.1. Đối với mẫu thiệp cưới cưới tổ chức tại nhà thờ thiên chúa

 

Nội dung ghi trên mẫu thiệp cưới này chủ yếu truyền đạt một số nội dung thông tin như:

- Kính mời….tới dự Thánh lễ hôn phối của…..

- Vào lúc…..tại giáo xứ…..( Địa chỉ giáo xứ mà cô dâu chú rể tổ chức hôn lễ)

Trên thiệp cưới, cô dâu và chú rể sẽ ghi với tên thánh được đặt trước đó. Hai bạn cần phải chú ý đến các thông tin như lời mời, tên thánh, tên cô dâu, chú rể,...

Nếu như chú rể là người theo đạo cần phải mời các giáo xứ tới dự Thánh lễ tại nhà thờ. Cô dâu nên mời gia đình và bạn bè thân thiết tới dự tại thánh đường.

4.2. Đối với thiệp cưới mời tới dự tiệc

Việc ghi thiệp mời tới dự tiệc, bạn có thể sử dụng các mẫu thiệp cưới cơ bản có trên thị trường. Nội dung trên thiệp bạn chỉ cần ghi đúng tên và địa điểm tổ chức tiệc cưới chứ không cần phải ghi địa chỉ tổ chức hôn lễ.

Lúc này, thiệp cưới của 2 bạn đơn thuần như thiệp của các cặp đôi uyên ương khác, tên kinh thánh nên được bỏ đi; sau khi tổ chức xong hôn lễ tại nhà thờ sẽ cùng bạn bè và người thân đến dự tiệc cưới.

Với những chia sẻ trên đây về cách viết thiệp cưới công giáo, hy vọng sẽ giúp bạn viết đúng-đủ và lựa chọn cho mình mẫu thiệp đẹp, phù hợp nhất. Nếu có câu hỏi nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Blog Cưới để được hỗ trợ.

--------------------------------------------

SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc

Thông tin liên hệ:


Danh muc: Thiệp cưới
1 Bình luận
d

dương đan

cho minh xin file thiệp cưới chim công này được k ạ


Trả lời

Bài viết cùng chủ đề

To top

Trả lời