Thứ sáu, 19/04/2024

Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan có gì đặc biệt?

27/12/2020
6,387 Lượt xem
Người Thái với những phong tục truyền thống khiến các du khách cảm thấy thích thú nhất là vào các dịp lễ cưới. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi khám phá nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của người Thái Lan để hiểu thêm về văn hóa của con người xứ sở Chùa Vàng.
Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan có gì đặc biệt?

Người Thái với những phong tục truyền thống khiến các du khách cảm thấy thích thú nhất là vào các dịp lễ cưới. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi khám phá nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của người Thái Lan để hiểu thêm về văn hóa của con người xứ sở Chùa Vàng.

phong tục cưới hỏi của người thái lan

1. Lễ rước dâu bằng sính lễ mâm trầu cau

Cũng giống như ở Việt Nam ta, phong tục cưới hỏi ở Thái Lan cũng bắt đầu bằng lễ rước dâu với sính lễ là mâm trầu cau. Trong tiếng Thái gọi là “ขันหมาก - Khanh Maak”.

sính lễ rước dâu người thái lan

Trong lễ rước dâu truyền thống bắt buộc gồm có “Mâm sính lễ vàng bạc và đồ ăn mặn ngọt” mà nhà trai chuẩn bị để mang đến nhà gái. Nhà gái sẽ thể hiện thiện chí đáp lại bằng cách mang mâm trầu cau đưa ra đón đoàn rước dâu. Mâm sính lễ sẽ chia làm hai loại là mâm sính lễ chính là mâm trầu cau và mâm sính lễ tiền vàng còn mâm sính lệ phụ có đồ mặn ngọt.

2. Lễ chặn cửa

Lễ chặn cửa sẽ được thực hiện khi đoàn rước dâu của nhà trai đến cửa của nhà gái. Họ hàng của nhà gái sẽ sắp xếp đứng chặn cửa bằng hình thức hai người đứng hai bên cầm tấm vải lụa hoặc là dây chuyền vàng hay cũng có thể dây chuyền bạc làm thành cửa. Phần lớn người Thái Lan sẽ làm 3 lớp cửa đó là Cửa đích, Cửa bạc và Cửa vàng.

lễ chặn cửa

3. Lễ trao nhẫn

Người Thái quan niệm lễ trao nhẫn cũng được coi như một phần quan trọng trong phong tục cưới. Lễ này sẽ được thực hiện trước mặt người chứng kiến trong gia đình như bố mẹ, họ hàng và bạn bè thân thiết của cả hai bên nhà trai và nhà gái. Khi đến giờ lành, chú rể sẽ trao nhẫn cho cô dâu. Sau đó cô dâu cũng sẽ tiến hành trao nhẫn lại cho chú rể.

lễ trao nhẫn

4. Lễ đếm sính lễ

Lễ đếm sính lễ sẽ được thực hiện công khai trước mặt những người chứng kiến là bố mẹ, họ hàng thân thuộc của cả hai bên nhà trai và nhà gái. Toàn bộ nghi thức sẽ được tiến hành dưới sự chỉ đạo bởi một “Bậc trưởng lão”. Đồ sính lễ sẽ được nhà trai đặt lên một tấm vải đỏ. Sau đó, nhà gái sẽ đếm sính lễ theo nghi thức truyền thống.

5. Lễ rót nước thánh

Lễ rót nước thánh được xem là nghi thức vô cùng quan trọng trong lễ đám cưới truyền thống của người Thái. Vì theo phong tục cưới hỏi của người thái thì sau khi đã rót nước thánh rồi thì đôi nam nữ đó đã được coi là chính thức trở thành vợ chồng. Tuy nhiên, ngày nay cô dâu và chú rể phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của Nhà nước thì mới được xem là vợ chồng hợp pháp.  

lễ rót nước thánh

6. Lễ nhận lạy tạ

Trong lễ nhận lạy tạ thì cô dâu chú rể sẽ cầm mâm nhang đèn và “tấm vải lạy tạ” bò đến để lạy tạ bố mẹ. Đây được xem là nghi thức mang ý nghĩa gửi gắm và thể hiện lòng kính trọng. Người lớn sẽ nhận lấy tấm vải và có thể đáp lại bằng “phong bì thêm”.

7. Lễ trải chỗ ngủ - động phòng:

Lễ trải chỗ ngủ - động phòng là nghi thức cuối cùng phong tục cưới hỏi người Thái. Trong lễ trải chỗ ngủ sẽ mời hai vị trưởng lão cũng là vợ chồng đã từng chung sống với nhau đã lâu và có con cháu để nối dõi tông đường đến thực hiện nghi lễ như hy vọng mang đến sự may mắn cho đôi vợ chồng mới cưới.

lễ trải giường

Người nam sẽ nằm  về phía bên phải người nữ. Sau đó cả hai sẽ vờ ngủ một lát rồi thức dậy để nói chuyện với nhau qua những chủ đề may mắn như “Chúc ngủ ngon hay là mơ thấy những giấc mơ đẹp”. Rồi  trường lão sẽ dắt tay cô dâu chú rể lên nằm trên giường, chúc chúc cho họ bằng câu “Chúc hai con chung sống với nhau trọn đời đến đầu bạc răng long”. Cho lời khuyên về cách chung sống trong hôn nhân rồi mới tiến hành đi ra khỏi phòng tân hôn.

8. Lưu ý khi dự lễ cưới của người Thái

Từ xưa đến nay, đạo Phật là đạo giáo phổ biến nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Thái Lan. Chính vì vậy mà người Thái luôn luôn  thể hiện sự quý trọng, bày tỏ sự thành kính với các nhà sư như  đối với cha mẹ của mình. Chỉ trừ cô dâu mặc trong trang phục truyền thống, các vị khách mời cần hết sức chú ý cách ăn mặc phục sức để có thể bày tỏ sự tôn trọng đến các nhà sư.

Trên đây là những chia sẻ về phong tục cưới hỏi của người Thái Lan, Blog Cưới hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị. Bạn đừng quên nhấn nút Like và Share để chia sẻ cho mọi người xung quanh cùng đón đọc nhé.

--------------------------------------------

SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc

Thông tin liên hệ:


0 Bình luận

Bài viết cùng chủ đề

To top

Trả lời