Thứ sáu, 19/04/2024

Phong tục cưới hỏi của người Lào

08/05/2021
3,858 Lượt xem
  Bạn đang chuẩn bị kết hôn với người Lào nhưng không biết các nghi thức, tục cưới được thực hiện ra sao, trình tự như nào cho đúng. Đừng quá lo lắng, trong bài viết này chúng tôi sẽ đem tới cho bạn “tất tần tật” phong tục cưới hỏi của người của người Lào.
Phong tục cưới hỏi của người Lào

Bạn đang chuẩn bị kết hôn với người Lào nhưng không biết các nghi thức, tục cưới được thực hiện ra sao, trình tự như nào cho đúng. Đừng quá lo lắng, trong bài viết này chúng tôi sẽ đem tới cho bạn “tất tần tật” phong tục cưới hỏi của người của người Lào. Hãy khám phá nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Phong tục cưới hỏi của người lào

Khác với Việt Nam, người Lào không có quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân” nên trai-gái bên Lào quen nhau vô cùng dễ dàng và cởi mở. Không những thế ở quốc gia này không có chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đó hay đến ngày cưới người vợ, người chồng mới biết mặt nhau.

Khi hai gia đình bàn chuyện kết hợp thì họ đã quen biết và yêu nhau rồi. Nếu như ở Việt Nam sau khi cưới cô dâu phải về nhà chú rể ở nhưng ở Lào thì ngược lại chú rể sẽ về nhà cô dâu.

Phong tục cưới hỏi của người Lào đã được rút gọn so với trước đây gồm có một lễ phụ (lễ bắn tin) và hai lễ chính là ăn hỏi và lễ cưới.

Tục bắn tin ở Lào

Tương tự như lễ dạm ngõ ở Việt Nam, cha mẹ chàng trai sẽ nhờ ông/bà mai đến đưa tin cho cha mẹ cô gái về ý định cho  hai bạn trẻ kết hôn. Tuy có phần cởi mở hơn trong chuyện nam nữ nhưng các thiếu nữ Lào vẫn e lệ và làm duyên trước khi được cưới hỏi.

Ngan mẳn (Lễ ăn hỏi)

Sau khi hai gia đình gặp gỡ và thống nhất chuyện cưới xin, bố mẹ, đại diện hai bên tiếp tục bàn bạc, thỏa thuận các điện kiện và cách tổ chức đám cưới. Đặc biệt hơn là chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.

Trước khi đám cưới được diễn ra, gia đình chú rể cần phải chuẩn bị một số lễ vật sau:

  • Khà Khuôn phí (lễ vật để cúng Thần Hoàng- nơi nhà gái đang cư ngụ): giá trị của sẽ được quy định tùy thuộc theo hoàn cảnh cũng như thành phần trong xã hội của hai bên gia đình.
  • Khà Đoòng ( lễ vật thách cưới): Được coi là của hồi môn đền bù cho công sức nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mà nhà trai phải nộp cho gia đình cô dâu. Của hồi môn có thể là vàng, đá quý, đất đai hay tiền bạc và không quy định về một con số nào cụ thể. Mà nó sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của nhà gái.

Ngày nay lễ hỏi đã được tổ chức đơn giản hơn rất nhiều nên công việc chuẩn bị các lễ vật cũng chỉ mang tính hình thức. Nhà trai cần phải chuẩn bị lễ vật thách cưới và nhà gái trao lại của hồi môn cho vợ chồng trẻ để xây dựng một cuộc sống riêng sau lễ cưới.

gia đình chú rể chuẩn bị đầy đủ lễ vật thách cưới

Ngan vi va (Đám cưới)

Theo như phong tục cưới hỏi của người Lào thì đám cưới thường được tổ chức vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 theo lịch nào. Lý do đơn giản vì khoảng thời gian đó là mùa khô, thuận tiện cho việc tổ chức và tránh được mùa mưa. Hơn nữa, người Lào thường kiêng cưới hỏi vào tháng 7,8,9 vì được coi là tháng của Phật mọi người sẽ ăn chay và kiêng kỵ sát sinh, tổ chức hội hè,...

Một đám cưới truyền thống của người Lào sẽ được tổ chức tại nhà cô dâu vào 10 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều. Khi kết thúc tại nhà cô dâu, khách mời sẽ dựa bữa tiệc mừng đám cưới ngay sau đó. Trong đám cưới thường có những thủ tục sau:

 Haih- Khởi (Lễ rước rể)

Theo phong tục, lễ rước rể sẽ được cử hành đầu tiên trong ngày cưới. Khi đến giờ lành, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rể đến nhà cô dâu.

Dẫn đầu là chú rể trong trang phục truyền thống. Điểm đặc biệt là trên quãng đường đi sẽ luôn có một người là người thân nhất của chú rể sẽ đi bên cạnh cầm ô che. Của hồi môn sẽ được đặt trong Khun-mak (một loại bát mạ vàng).

Còn cô dâu sẽ đợi trong phòng của mình cho đến khi được gọi ra dự buổi lễ. Trang phục cưới của cô dâu vô cùng lộng lẫy được thiết kế tinh xảo với nhiều màu sắc sặc sỡ, tươi tắn.

Đoàn nhà trai sẽ đi bộ tới nhà gái

Khi đến cổng nhà gái, đoàn nhà trai sẽ dừng trước một sợi dây được làm bằng bạc hoặc mạ vàng do họ hàng cô dâu đứng giữ. Để có thể vào nhà bắt buộc đoàn nhà trai phải trả lời một số câu hỏi. Khi trả lời hết các câu hỏi chú rể phải đưa một khoản tiền nhỏ cho người “gác cổng”, nếu thấy hài lòng với số tiền đó, đoàn nhà gái sẽ mở rộng đường mời nhà trai vào song chú rể phải rửa chân trước khi vào cửa nhà. Tục này có nghĩa là chú rể phải rửa hết những gì không tốt và về nhà vợ với tấm thân trong sạch.

Lúc này, người mẹ sẽ dẫn cô dâu ra và buổi lễ chính thức được bắt đầu.

Su- khoắn ( lễ buộc chỉ cổ tay)

Nghi lễ Su- khoắn thường được diễn ra tại nơi trang trọng nhất trong nhà, đó là phong khách. Pha- khoắn (mâm lễ) phải được chuẩn bị kỹ càng, được tạo nên bởi các ô và khan (loại mâm nhỏ) chồng lên nhau. Trên mỗi mâm được cắm nhiều hình ống loa làm bằng lá chuối phủ kín các loài hoa nhiều màu sắc, trầu cau, thuốc lá,...

Và không thể thiếu trên các mâm lễ pha-khoắn đó chính là sợ chỉ trắng được làm bằng bông, móc vào những chiếc que nhỏ cắm vào mâm lễ.

Trong hôn lễ sẽ không thể thiếu được Mor- phon (vị chủ lễ)- người sẽ điều hành lễ su-khoắn. Bắt đầu buổi lễ, cô dâu sẽ ngồi theo hàng với gia đình và người thân, Mor- phon sẽ lấy sợi chỉ trắng dài trong mâm lễ đưa 2 đầu sợi dây cho cô dâu và chú rể kẹp vào lòng bàn tay trong tư thế chắp hai tay cầu nguyện.

Sợi chỉ trắng là biểu tượng cho sự may mắn và lời chúc phúc cho đôi trẻ: hai tâm hồn sẽ thành một và sống hạnh phúc  bên nhau mãi mãi.

Tiếp đến Mor-phon nhắm mắt và bắt đầu đọc các bài kinh, các câu xướng trong lúc hành lễ. Thời gian làm lễ thường sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tiếng đồng hồ. Một điều quan trọng trong phục tục cưới hỏi của người Lào là không đòi hỏi phải cần có sự tham gia của các vị sư như đám cưới của người Thái Lan.

Lễ su-khoắn buộc chỉ tay

Hặp pathan a hản ( Lễ ăn mừng của đám cưới)

Lễ ăn mừng đám cưới sẽ được tổ chức vào buổi tối ngày hôm đó tại nhà của cô dâu hoặc khách sạn, nhà hàng và kéo dài từ 3-4 tiếng đồng hồ. Với sự du nhập của văn hóa Phương Tây lễ ăn mừng đám cưới cũng có sự thay đổi, hay được tổ chức theo xu hướng hiện đại nhưng vẫn đảm bảo được nghi thức truyền thống.

Bữa tiệc sẽ được bắt đầu từ 11 giờ trưa hoặc 6,7 giờ tối. Dù đến sớm hay đến đúng giờ thì các vị khách đều phải nán đợi đến giờ tổ chức thì mới bắt đầu ăn tiệc. Điều đặc biệt trong cách đón khách của người Lào không chỉ bố mẹ  hai bên, cô dâu-chú rể mà họ hàng-những người thân gần gũi đều đứng trang trọng bên ngoài để tiếp đón khách mời tới dự hôn lễ.

Buổi tiệc mới thực sự bắt đầu khi tiếng nhạc và điệu nhảy Lam Vông đầu tiên của cô dâu-chú rể. Ba ngày sau chú rể sẽ dẫn cô dâu về thăm cha mẹ ruột của mình. Đây là dịp cô dâu-chú rể mang theo kỷ vật làm quà biếu cho cha mẹ và anh chị em chồng. Và như thế, đôi vợ chồng mới chính thức hòa hợp vào hai bên gia đình.

Dù có tổ chức ở những nơi xa hoa nhưng nét đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người Lào vẫn không hề thay đổi. Đây là nét đẹp trong văn hóa truyền thống ít quốc gia nào có thể giữ vững được cho đến ngày nay.

Mong rằng với các thông tin trên đây về phong tục cưới hỏi của người Lào, hy vọng sẽ giúp bạn có những chuẩn bị đầy đủ nhất trong lễ cưới của mình. Nếu có thắc mắc nào hãy comment phía dưới Blogcuoi.vn sẽ giải đáp bạn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

 

  • DỊCH VỤ IN ẢNH CHUYÊN NGHIỆP TOÀN QUỐC

    --------------------------------------------

    SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc

    Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 629 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Website: www.inanh.net
  • Facebook: Fb.com/Saprint.inanh.net
  • Zalo: 0368959999
  • Hotline: 0368 95 9999

0 Bình luận

Bài viết cùng chủ đề

To top

Trả lời