Hướng dẫn làm cổng hoa cưới bằng lá dừa đơn giản
Mục lục chính [ Ẩn/Hiện]
Ấn tượng đầu tiên mà khách mời khi đến dự một đám cưới đó chính là chiếc cổng cưới, từ những chiếc cổng hoa, cổng rồng phượng, hay cổng bằng lá dừa,…có rất nhiều kiểu cổng khác nhau, và cổng cưới cũng chính là địa điểm chụp ảnh yêu thích của mọi người.
Vì thế mà ngày nay, người ta rất chú trọng đến việc làm cổng đám cưới để cho khách mời có những ấn tượng đầu tiên về buổi lễ trọng đại này. Vậy cổng cưới bằng lá dừa ở miền Tây có gì đặc biệt và cách làm cổng hoa cưới bằng lá dừa như thế nào? chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cổng đám cưới bằng lá dừa
Cổng cưới lá dừa là một nét đặc trưng của vùng miền Tây, chiếc cổng cưới được làm từ những chiếc lá dừa vừa mang đến sự độc đáo lại vừa thân thiện với môi trường.
Từ ngày xưa ở miền Tây đã sử dụng lá dừa để kết lại làm cổng đám cưới với sự đơn giản không cầu kỳ, nhưng đến hiện nay chiếc cổng lá dừa đã lan sang khắp mọi miền Tổ Quốc.
Với sự phát triển và sự sáng tạo như ngày nay thì những chiếc cổng lá dừa được tạo hình rất công phu và kỹ càng với nhiều họa tiết khác nhau, nhưng cũng không làm mất đi vẻ mộc mạc, chân chất của dân tộc ta.
Nếu bạn nào đang chuẩn bị tổ chức đám cưới hoặc trong một tương lại không xa, hay theo dõi bài viết để tham khảo cách tạo nên một chiếc cổng cưới thật đẹp và độc đáo bằng lá dừa dưới đây nhé.
Giống như với cái tên gọi của nó thì nguyên liệu để làm chiếc cổng cưới này toàn bộ đều bằng lá dừa, chúng sẽ được tạo hình, cắt tỉa gọn gàng, và bện lại với nhau để tạo thành những họa tiết trang trí cho cổng.
Tùy thuộc vào mức độ khéo tay của mỗi người mà bạn có thể tại hình thành nhiều chiếc cổng khác nhau. Bạn có thể tạo thành hình trái tim, rồng phượng uốn lượn,… rất đẹp mắt thêm vào đó là những bông hoa tươi để tạo sự lạ mắt chắc chắn sẽ cho một chiếc cổng độc đáo, đẹp lạ.
2. Cổng đám cưới được kết hợp từ lá dừa và cây đủng đỉnh
Nếu bạn muốn có một chiếc cổng cưới thật đẹp thì bạn có thể kết hợp là dừa với cây đủng đỉnh, đây là hai loài cây đặc trưng của vùng miền Tây.
Khi trang trí cho cổng đám cưới bằng lá dừa thì người ta thường dùng những chùm quả đủng đỉnh, cây đủng đỉnh thường có màu xanh và được mọc giống như những chuỗi hạt ngọc trai, còn thân cây đủng đỉnh thì bạn có thể dùng để làm trụ cổng, còn là và hoa thì để trang trí.
Tuy nhiên, không thể thiếu đi những chiếc lá dừa được, nó sẽ mang đến sự kết hợp tuyệt vời của hai nguyên liệu này để tạo thành một chiếc cổng vô cùng đặc sắc. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách làm cổng đám cưới bằng lá dừa kết hợp cùng cây đủng đỉnh.
3. Hướng dẫn cách làm cổng đám cưới bằng lá dừa miền Tây đơn giản
Tùy thuộc vào sức sáng tạo của mỗi người mà sẽ có cách trang trí làm cổng khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn về cách làm cổng đám cưới đơn giản nhất, mời bạn theo dõi chi tiết.
3.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm cổng
- 15 – 20 tán lá dừa dài khoảng 3 mét
- Thước đo
- Chuẩn bị khoảng 300 lá dừa vàng
- 2 tấm bìa cứng hình vuông tròn có đường kính khoảng 30cm, và đục lỗ tròn ở giữa tấm bìa
- 2 dây sắt dài khoảng 30cm
- Súng bắn ghim bằng tay
- Các dụng cụ khác như: dao, kéo, búa, đinh, đinh thép 10 phân
- Và một số đồ trang trí khác (phụ thuộc vào mỗi người)
3.2. Quy trình làm cổng đám cưới bằng lá dừa
Bước 1: Cắt lá dừa bằng nhau
Bạn dùng dao để cắt hết lá dừa ra chỉ để lại phần thân của tán lá, rồi dùng dao rựa chặt cho chúng phải có độ dài bằng nhau (4 thanh dài 2.8m , 6 thanh 2.5m, 2 thanh 1.8m, 2 thanh 90cm, 2 thanh 80cm và 6 thanh 30cm). Các thanh này có độ dài phải bằng nhau còn về độ to độ nhỏ không cần thiết nhưng cũng nên chọn làm sao cho nó tương đối để có trụ cổng đẹp hoàn hảo hơn nhé.
Bước 2: Bắt đầu vào dụng trụ cổng
Chúng ta sẽ sử dụng với 2 thanh dài 2.8m, sau đó đặt phần chân của nó bằng nhau, 2 thanh sẽ cách nhau khoảng 30cm, lấy thêm 1 thanh 30cm để đặt vuông gốc vào giữa khoảng cách 2 thanh dài, tiếp đó bạn dùng búa và đinh đóng vào để gắn chúng cố định. Sau đó lấy 3 thanh 30cm rồi gắn chúng lại để tạo thêm sự chắc chắn, rồi sau đó gắn cố định các thanh dài khác vào theo thứ tự 20cm, 95cm, 170cm.
Với các thanh 2.8m và thanh 30cm bạn cũng làm tương tự như trên.
Với 2 khung đã được hoàn thành thì bạn sẽ đặt chúng cách nhau khoảng bằng 2 thanh dài 1.8m, rồi dùng đinh để đóng chúng cố định lại ở 8 góc. Nên nhớ là hai thanh này cần phải vuông góc vói trụ và đặt cách nhau 30cm.
Tiếp đó bạn lại dùng 2 thanh 80cm để đặt cách trụ cổng vừa mới dựng đó ở phía trước khoảng 2.5m và chếch về 1 gốc 45 độ, với mỗi bên như vậy thì bạn dùng 3 thanh 2.5m để cố định chúng lại bằng đinh sao cho chắc chắn vì nó sẽ là giá đỡ để cho bạn trang trí tiếp.
Bước 3: Tạo hình hoa từ những lá dừa vàng
Bạn uốn cong những chiếc lá dừa vàng với hai đầu cố định rồi sử dụng súng bắn ghim ghim vào trên phần rìa của tấm bìa cứng, làm tương tự với những chiếc lá khác, chỉ cần xếp san sát chúng lại để thành 1 vòng quanh tấm bìa.
Tiếp theo bạn có thể sử dụng dây sắt để xỏ vào lỗ bìa cứng rồi sau đó uốn cong lá vàng, ở 2 đầu lá sẽ được xiên qua miếng sắt để tạo thành những cánh hoa ở bên trong, nhưng phải bé hơn ở vòng bên ngoài nhé.
Cứ làm như vậy khoảng 3 – 4 tầng cách hoa, hoặc bạn có thể làm nhiều hơn, cuối cùng thì bạn ép chặt phần giữa lại, phần sắt thừa thì bẻ cong lại để những cánh hoa không bị bung ra.
Bạn cũng có thể sử dụng những bông hoa khác rồi gắn keo vào giữa bông hoa lá dừa vàng để tạo thành điểm nổi bật cho che đi phần sắt thừa đó nhé.
Với bông hoa thứ hai cũng vậy bạn cũng làm tương tự như ở phần trên.
Bước 4: Trang trí trụ cổng
Sử dụng những tán lá dừa xanh và tán dừa vàng để đan xe vào nhau che đi những khoảng trống thừa đó.
Để làm được điều này bạn có thể cắt những chiếc lá dừa xanh có độ dài bằng nhau rồi xếp song song chúng lại, rồi sau đó sẽ bán ghim cố định lại ở trên các thanh trụ cổng ngang dọc đó. Sau đó bạn lấy những chiếc lá dừa vàng đan vuông góc với nhau, cứ làm như vậy cho đến khi kín chiếc cổng, nhìn tổng thể thì nó đã mang đến vẻ đẹp riêng của chiếc cổng cưới rồi.
Hai bên trụ cổng bạn có thể gắn chữ Hỷ màu để để làm nổi bật lên phần lá dừa được đan xen kẽ rồi gắn thêm vài bông hoa, cùng với những chuỗi hạt đủng đỉnh chắc chắn sẽ làm nổi bật và ấn tượng cho tất cả khách mời.
Với các bước đơn giản như vậy là bạn đã hoàn thành thành một chiếc cổng đám cưới đẹp, độc lạ, đậm chất miền Tây rồi.
4. Chi phí để làm cổng đám cưới bằng lá dừa
Để làm một chiếc cổng đám cưới bằng lá dừa đối với người miền Tây, miền Nam thì không quá là hiếm, còn đối với miền Bắc cây dừa không có nhiều nên nguyên liệu để làm cũng là khó nhưng nếu ai muốn có chiếc cổng cưới lá dừa thì có tìm hiểu về đại chỉ dịch vụ làm cổng cưới để tư vấn. Còn về để đẹp thì còn tùy thuộc vào sự khéo léo và sự sáng tạo của mỗi người.
Còn về chi phí thì nó sẽ phụ thuộc vào mức độ cầu kỳ và hình dạng của chiếc cổng mà sẽ có giá khác nhau. Đối với người miền Bắc thì chi phí sẽ đắt hơn vì còn tính thêm chi phí vận chuyển, với những chiếc cổng được làm công phu tạo hình rồng phượng phức tạp thì có giá có thể lên đến 10 triệu đồng hoạc cao hơn.
Với một chiếc cổng cưới bằng lá dừa độc đáo thì chi phí đó là không quá cao, vì nó vừa mang đến cho bạn những nét đẹp mộc mạc, mà còn giúp chúng ta gìn giữ được những nét đẹp về văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết này Blog Cưới bạn sẽ có những lựa chọn tốt phù hợp về chiếc cổng cưới của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
--------------------------------------------
SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 629 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
- Website: www.inanh.net
- Facebook: Fb.com/Saprint.inanh.net
- Zalo: 0368959999
- Hotline: 0368 95 9999